Ghi chú Lưu_Kỹ

  1. Đức Thuận quân thời Bắc Tống có trị sở nay là đông bắc Long Đức, Ninh Hạ, nhà Kim đổi làm Đức Thuận châu, có trị sở nay là phía đông Tĩnh Ninh, Cam Túc
  2. Tống sử, tlđd cho biết Kỹ là con trai thứ 9 của Lưu Trọng Vũ. Theo Tống sử – Lưu Trọng Vũ truyện, Tống Huy Tông úy lạo Trọng Vũ, hỏi Trọng Vũ có bao nhiêu con trai, Trọng Vũ đáp là 9 người. Ngoài ra, Lưu Trọng Vũ truyện còn cho biết Lưu Trọng Vũ là người Thành Kỷ, Tần Châu (nay là Thiên Thủy, Cam Túc). Tần Châu và Đức Thuận quân là 2 địa phương láng giềng thuộc khu vực mà nhà Bắc Tống gọi là Tần Phượng lộ, nhà Kim đổi là Phượng Tường lộ
  3. Nay là huyện Dân, Cam Túc
  4. Nay là Bình Lương, Cam Túc
  5. Nay thuộc Khánh Dương, Cam Túc
  6. Nay là huyện Hoàn, Cam Túc
  7. Nay là Miên Dương, Tứ Xuyên
  8. Nay là tây nam Bảo Kê, Cam Túc
  9. Đái ngự khí giới là võ quan đời Tống, tức quan viên được đeo kiếm, mang cung vào nội cung hầu hạ hoàng đế, nhưng ở đây Lưu Kỹ chỉ được nhận quan hàm mang tính vinh dự. Đái ngự khí giới chính là nguyên mẫu của quan chức mà các tiểu thuyết dã sử gọi là Ngự tiền đái đao hộ vệ
  10. Nay thuộc Tô Châu, Giang Tô
  11. Tống sử chép là “Soái Hợp Phì”, Tục tư trị thông giám chép là “Hoài Nam tây lộ Chế trí phó sứ, Lư Châu trí tư” (phủ lỵ của Lư Châu là Hợp Phì)
  12. Tống sử chép là “thú Kinh Khẩu”, Tục tư trị thông giám chép là “dĩ sở bộ đồn Trấn Giang phủ” (vị trí trọng yếu nhất của Trấn Giang là Kinh Khẩu, đến đời Thanh, trong thủy sư Trường Giang vẫn còn chức vụ Kinh Khẩu phó đô thống)
  13. Nay là Phụ Dương, An Huy
  14. Tống sử chép là “Cát vương Tụ”, Tục tư trị thông giám chép là “Cát vương Bao”, sau này là Kim Thế Tông
  15. Nay là Đương Đồ, An Huy
  16. Trị sở nay là Hợp Phì, An Huy
  17. Trị sở nay là huyện Hòa, An Huy
  18. Nay là tây bắc Hàm Sơn, An Huy
  19. Thanh Khê (清溪) là tên một nhánh sông nội bộ tỉnh An Huy, chảy qua khu Quý Trì, địa cấp thị Trì Châu, rót vào sông Thu Phố rồi nhập vào Trường Giang
  20. Nay là tây bắc Sào Hồ, An Huy
  21. Nay là thôn Thạch Lương Hà, trấn Đôn Tập, huyện Tứ, An Huy
  22. Nay là Phượng Dương, An Huy
  23. Nay là đông nam Định Viễn, An Huy
  24. Nay là Giang Lăng, Hồ Bắc
  25. Nay là Trường Sa, Hồ Nam
  26. Tống sử chép là “Soái Kinh Nam phủ”, Tục tư trị thông giám không nhắc đến Đàm Châu, nhưng chức vụ của Lưu Kỹ được chép là “Tri Kinh Nam phủ, Tiết chế đồn trú ngự tiền quân mã”. Bấy giờ phủ Kinh Nam không có quân đội, nên “Tiết chế đồn trú ngự tiền quân mã” chẳng khác gì hàm rỗng
  27. Kinh, Hành tức Kinh Sơn (荆山) và Hành Sơn (衡山), là tên gọi phiếm chỉ khu vực bao gồm lưu vực Trường Giang về phía nam
  28. Tống sử chép “ngộ đại lễ”, Tục tư trị thông giám cho biết sự kiện này xảy ra vào tháng giêng ÂL năm Thiệu Hưng thứ 30
  29. Tống sử cho biết nhân dịp này triều đình cho Lưu Tỷ làm Giang Đông lộ Binh mã phó đô giám, nhưng Tục tư trị thông giám cho biết chức vụ của Lưu Tỷ đã là Kinh Hồ bắc lộ binh mã đô giám
  30. Thanh Hà Khẩu (清河口), đời Nam Bắc triều quen gọi là Thanh Khẩu, nay là phía tây Hoài Âm, Giang Tô. Trong chiến tranh Kim – Nam Tống, nơi này có vị trí cực kỳ quan trọng ở thượng du du sông Hoài, thường xuyên có trọng binh ở đôi bên đóng giữ
  31. Nay là Nghi Chinh, Giang Tô
  32. Nay là Hoài An, Giang Tô
  33. Tống sử chép là Triệu Bá trấn, Tục tư trị thông giám chép là Thiệu Bá đại (đập). Triệu (邵) hay Thiệu (召) là tên của một nước chư hầu đời Xuân Thu, xem bài Triệu công Thích. Đập Thiệu Bá (hay Triệu Bá) do danh thần nhà Đông TấnTạ An xây dựng vào năm 385, tồn tại 630 năm thì bị dẹp bỏ. Ngày nay đập vẫn còn di chỉ là hồ Thiệu Bá, thuộc trấn Thiệu Bá, huyện cấp thị Giang Đô, Giang Tô
  34. Nay là trấn Qua Châu, khu Hàn Giang, Giang Tô. Qua Châu là cù lao ở ven Trường Giang (chữ châu có bộ thủy, 洲)
  35. Nay là phía nam Giang Đô, Giang Tô
  36. Tống sử chép là Ngụy Hữu, Tục tư trị thông giám chép là Ngụy Tuấn